“.::CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN TRANG THÔNG TIN TUỔI TRẺ HUYỆN CHÂU THÀNH ::.”

HUYỆN ĐOÀN – HỘI LHTN VIỆT NAM HUYỆN CHÂU THÀNH HỖ TRỢ MÔ HÌNH KHỞI NGHIỆP, LẬP NGHIỆP CỦA THANH NIÊN TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU NĂM 2024

Nhằm tiếp tục hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp và cổ vũ, khuyến khích tinh thần khởi nghiệp của thanh niên, trong năm 2024, Huyện đoàn – Hội LHTN Việt Nam huyện Châu Thành đã có nhiều hoạt động hỗ trợ cho thanh niên khởi nghiệp đặc biệt là trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Huyện đoàn – Hội LHTN Việt Nam huyện đã rà soát các mô hình, ý tưởng của thanh niên khởi nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện và hỗ trợ mô hình “Nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa” của anh Nguyễn Chí Hải – đoàn viên, thanh niên xã Long Hòa, một trong các mô hình khởi nghiệp, lập nghiệp tiêu biểu của thanh niên trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Huyện đoàn – Hội LHTN Việt Nam huyện hỗ trợ mô hình “Nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa” của anh Nguyễn Chí Hải – đoàn viên, thanh niên xã Long Hòa

Trong năm, Huyện đoàn – Hội LHTN Việt Nam huyện đã hỗ trợ anh Chí Hải tiếp cận các chương trình tập huấn khoa học kỹ thuật, kiến thức, phương pháp chuyển giao khoa học kỹ thuật giúp anh nâng cao kiến thức, nắm vững các kỹ năng thiết kế hệ thống ao nuôi, cách thả tôm và gieo trồng lúa, kỹ thuật thực hiện canh tác theo các nguyên tắc hữu cơ,…

 

Tập huấn chuyển giao khoa học – kỹ thuật chủ đề: “Nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa”do Huyện đoàn – Hội LHTN Việt Nam huyện tổ chức

Theo anh Chí Hải, mô hình hiện tại có diện tích 2.000m2, đầu vụ thả 7.000 con tôm giống, sau 5 tháng thu hoạch tôm có giá dao động từ 200.000 – 250.000 đồng/kg, cho lợi nhuận khoảng 15 – 25 triệu đồng. Phương thức canh tác nuôi tôm kết hợp trên lúa ít tác động tiêu cực tới môi trường xung quanh, do không cần sử dụng nhiều thuốc và hóa chất, giúp sử dụng tài nguyên nước hợp lý theo từng thời điểm và mùa trong năm. Trong ruộng lúa, các loại tảo lục và tảo khuê phát triển, trở thành thức ăn cho tôm nên có thể giảm lượng thức ăn công nghiệp cho tôm. Phân tôm quay ngược lại trở thành dinh dưỡng cho cây lúa phát triển, nên không cần sử dụng phân bón hóa học. Biện pháp này tạo ra sản phẩm sạch, nhờ đó giá trị tôm và lúa ngày càng được nâng cao. Đặc biệt là chi phí thức ăn và công sức lao động cũng giảm so với cách canh tác truyền thống, cho hiệu quả kinh tế khá cao.

Hình ảnh mô hình

Bên cạnh đó, nhằm góp phần hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ và nhân rộng mô hình, Huyện đoàn – Hội LHTN Việt Nam huyện đã thực hiện các hoạt động tuyên truyền, xây dựng các tin, bài quảng bá về hoạt động của mô hình “Nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa”, khuyến khích các xã, thị trấn đoàn đẩy mạnh giới thiệu sản phẩm của mô hình rộng rãi đến đoàn viên, thanh niên và người dân tại địa phương. 

Thời gian tới Huyện đoàn – Hội LHTN Việt Nam huyện sẽ tiếp tục nhân rộng các mô hình khởi nghiệp của thanh niên trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phát huy vai trò của tổ chức Đoàn – Hội trong đồng hành với thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp, phát triển kinh tế, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội huyện Châu Thành. Đồng thời, góp phần nâng cao ý thức của thanh thiếu nhi trong công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế bền vững.

BÀI VIẾT MỚI

BÀI VIẾT CŨ HƠN

TRA CỨU THÔNG TIN

Từ khoá: Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn